10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời; Kiện toàn các chức danh lãnh đạo chủ chốt; Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị... là những sự kiện nổi bật trong năm 2024.
Có 376 kết quả được tìm thấy
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời; Kiện toàn các chức danh lãnh đạo chủ chốt; Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị... là những sự kiện nổi bật trong năm 2024.
Sáng 21/11, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(Theo TTXVN)- Sáng 23/10/2024, tại Trung tâm Thông tấn quốc gia, Nhà xuất bản Thông tấn thuộc Thông tấn xã Việt Nam tổ chức lễ ra mắt tác phẩm "Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng" của tác giả người Hàn Quốc Cho Chulhyeon, đúng dịp tưởng niệm 100 ngày Tổng Bí thư đi xa (19/7/2024 - 27/10/2024).
Chiều 15/10, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại địa chỉ http://nguyenphutrong.stbook.vn/. Đồng chí Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
Sáng 20/8, tại trụ sở 71 Hàng Trống, Hà Nội, Báo Nhân Dân đã khai trương Trang thông tin đặc biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo có tâm, có tầm của Đảng và Triển lãm ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(Theo TTXVN) - Ngày 5/8, Cơ quan Thường trực Tạp chí Cộng sản tại miền Trung - Tây Nguyên và Chi nhánh Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tại Đà Nẵng phối hợp với Câu lạc bộ Sách đồng hành thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ khai trương Không gian văn hóa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Sáng 5/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ hi tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7. Cùng dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương. Mở đầu phiên họp, Chính phủ đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Một trong những bài tôi tâm đắc nhất trong cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" dày hơn 900 trang của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là bài "Quyết tâm chấn hưng và xây dựng thành công một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".
Tối 27/7, trong chuyến thăm Việt Nam và đến thắp hương viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chia buồn với Phu nhân Ngô Thị Mận cùng gia quyến của Tổng Bí thư, Ngoại trưởng Blinken đã chuyển lá thư chia buồn của Tổng thống Joe Biden gửi tới Chủ tịch nước Tô Lâm trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Sáng 26/7, Đoàn đại biểu thay mặt Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Bình do đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đến viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
"Chống tham nhũng không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai", "Ai không dám làm thì mạnh dạn đứng sang một bên cho người khác làm" … là những chỉ đạo xuyên suốt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc đấu tranh phòng, chống "giặc nội xâm".
Không chỉ là nhà lãnh đạo tài đức vẹn toàn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là nhà lý luận xuất sắc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nhiều di sản lớn với những tác phẩm giá trị về chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Đảng cũng như công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực... Một trong những tác phẩm đang được Nhân dân quan tâm, bạn bè quốc tế trân trọng, đánh giá cao đó là "Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng".
80 tuổi đời, 57 tuổi Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại hình ảnh đậm sâu trong lòng Nhân dân Việt Nam, bạn bè quốc tế về một vị lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam để "đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay". Dù đã về cõi vĩnh hằng, nhưng trong lòng dân tộc, trong trái tim của người dân Việt Nam nói chung, Nhân dân Ninh Bình nói riêng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn sống mãi như "ngôi sao sáng, như ngọn đuốc không bao giờ tắt".
Những thành tự của ngành du lịch Ninh Bình sau 10 năm thực hiện sự chỉ đạo, định hướng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "Ninh Bình cần tập trung phát triển du lịch, dịch vụ theo đúng tiềm năng thế mạnh. Đây là hướng công nghiệp hóa của Ninh Bình" chính là tình cảm, là lời tri ân sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Bình đối với đồng chí Tổng Bí thư.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với thực tiễn đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra phác họa về mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.
(TTXVN) - Đúng 15 giờ ngày 26/7/2024, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
(Theo TTXVN) - Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Lễ tang đọc Lời điếu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Báo Ninh Bình điện tử xin trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu:
(Theo TTXVN) - Ngày 26/7/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và Hội trường Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội).
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Sáng nay (25/7), các đoàn quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lễ viếng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/7.
Ban tổ chức Lễ tang sẽ tạo điều kiện, sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội từ 18 giờ hôm nay (25/7). Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.
Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ngày 25/7, tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang.